TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
TIÊN TIẾN
Địa chỉ: Thôn Tuấn Tú, Xã An Hải, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận
Điện thoại: 0919 222 888 ; 0937 700 226 - Email: tientiennongnghiep@gmail.com - Website: nongnghieptientien.com

Cung cấp măng tây

Măng tây thường được sử dụng như một món ăn đơn thuần nhưng có hàm lưỡng dinh dưỡng cao và có nhiều dược tính. Vậy măng tây có lợi như thế nào đối với sức khỏe của con người. Măng tây Xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Măng tây Xanh là một loại thực phẩm quý giá, có nguồn gốc từ châu Âu.  
 
 
  
Cánh đồng trồng măng tây – thu hoạch mỗi ngày 
 
Măng tây chia làm nhiều loại: Từ đầu bông non ốp sát dính liền thân Măng, đường kính thân Măng và độ dài chồi Măng là các tiêu chuẩn cơ bản phân loại Măng tây : 
*  Măng tây loại Đặc biệt: Đường kính bình quân giữa thân măng >12 mm, dài 15-22 cm, cọng măng non mềm và tươi dòn,  không có tạp chất và bùn đất, thân măng thẳng không dị dạng cong vẹo, lá đài non (đầu bông) còn ôm sát dính liền thân Măng
*Măng tây loại 1:  Đường kính bình quân giữa thân măng 09-11 mm, dài 18-22 cm, cọng măng non mềm và tươi dòn,  không có tạp chất và bùn đất, thân măng thẳng không dị dạng cong vẹo, lá đài non (đầu bông) còn ôm sát dính liền thân Măng. 
* Măng tây loại 2:  Đường kính bình quân giữa thân măng 06-09 mm, dài 20-22 cm, lá đài non (đầu bông) còn ôm sát dính liền thân Măng. 
* Măng tây loại 3:  Đường kính bình quân giữa thân măng < 06 mm, dài ngắn bất kỳ từ >20-23 cm do bắt buộc phải thu hoạch không để cạnh tranh dinh dưỡng với các chồi Măng khác hoặc phát triển thành cây lớn cạnh tranh với các chồi Măng khoẻ mạnh đang dưỡng làm cây mẹ thay thế. Măng loại 3 cho các quán ăn nhỏ lẻ ở địa phương, hoặc sử dụng làm rau tươi trong bữa ăn hàng ngày rất có lợi cho sức khoẻ người thân trong gia đình.
 

 

 
 
 
CÁCH BẢO QUẢN MĂNG TÂY
A. Măng tây tươi 
Không chọn măng tây có vẻ mềm rũ.  Để nguyên Măng tây trong bao bì đặc trưng được tiện lợi hơn và giữ độ tươi cho măng. Vì vậy, bạn nên để Măng tây nguyên cho đến khi sẵn sàng chế biến món ăn. Lượng Măng tây chế biến không hết bạn vẫn bảo quản trong bao bì như vậy giúp măng tây không bị dập và tươi hơn.  
Tỉa bớt gốc nếu cần. Khi mang Măng tây về nhà, bạn có thể cần tỉa bớt khoảng 1,3 cm từ đoạn rễ của đọt măng. Nếu biết bảo quản đúng cách, bạn có thể giữ Măng tây trong tủ lạnh khoảng 1 tuần hoặc hơn
Tránh mua măng tây đổi màu hoặc có đốm nâu. Chọn măng tây tươi nhất có thể. Măng tây tươi phải có màu xanh lá sáng và chắc tay từ ngọn măng xuống đến đọt măng. Kiểm tra đoạn cuối (rễ) của đọt măng tây: phần rễ cứng và màu nâu nghĩa là măng tây không phải mới được cắt 
Nhiệt độ bảo quản từ 4°C - 10°C.
B. Măng tây đã sơ chế 
Chần hoặc hấp măng tây là cách tuyệt vời để măng có hương vị ngon nhất mà vẫn giữ được kết cấu giòn.  
Không chế biến măng tây quá chín. Măng tây nấu quá chín sẽ mềm nhũn và không còn ăn được nếu bạn cố hâm nóng sau khi bảo quản. 
Nếu muốn bảo quản măng tây nấu chín, cần đảm bảo măng còn hơi giòn sau khi chế biến. 
Luộc măng tây thường tạo ra thành phẩm có kết cấu mềm nhũn nên bạn cần tránh chế biến bằng phương pháp này  Bảo quản măng tây trong hộp đựng kín khí. Măng tây nấu chín sẽ bảo quản được lâu nhất nếu đựng trong hộp có càng ít không khí càng tốt. Hộp bảo quản thực phẩm bằng nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy chặt là tốt nhất.  Bảo quản măng tây trong tủ lạnh trong tối đa 5-7 ngày. Măng tây nấu chín giữ được ngon nhất khi bảo quản trong vài ngày. Sau đó, măng tây nấu chín sẽ mất đi vị tươi và kết cấu chắc.
Măng tây xào và nướng cũng có thể đem bảo quản được nếu không quá chín.
 

QUY TRÌNH SẢN XUẤT

TRÀ MĂNG TÂY


Trà măng tây cũng có rất nhiều công dụng như giải nhiệt, chữa ho , tiêu hóa tốt, chữa bệnh tiểu đường, .... Và nó đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ...
1.  Nguồn cung cấp nguyên liệu sơ chế trà:

 Cây măng tây được trồng trên những đồng theo tiêu chuẩn VietGAP, Organic của tỉnh Ninh Thuận. Cây măng tây thường dùng làm thực phẩm, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình. Phần gốc của thân măng tây được dùng để sơ chế trà. Đây là phần chưa nhiều chất sơ và độ ngọt nhất của thân măng tây.Cánh đồng trồng măng tây theo tiêu chuẩn Organic Cánh đồng trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAPPhần gốc của thân măng tây sau khi được thu hoạch

2.    Rửa sạch gốc măng lần 1 :

3.    Cắt gốc măng bằng máy cắt:
Gốc măng sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch bằng nước, để ráo nước

Gốc măng sau khi ráo nước sẽ cho vào máy cắt. Gốc măng sẽ được cắt lát mỏng, khoan tròn theo thân măng, hình dáng vừa đẹp, đóng gói dễ dàng.


4.    Rửa sạch lần 2:

Sau khâu cắt mỏng, thành phẩm măng tây được làm sạch bằng nước lần 2

5.Phơi dưới nắng:

Măng tây được đưa đến nhà phơi, nhiệt độ trung bình khoảng 50°C- 70°C. Thời gian phơi trung bình khoảng 3-4 nắng. Khi thấy nguyên liệu măng tây se lại, bề mặt khô là đạt

Khu vực phơi nguyên liệu trà măng tây

Khi măng tây phơi có màu ngà ngà nâu vàng thì được thu gom và chuẩn bị cho vào máy rang trà.

6. Rang bằng máy :

Măng sau khi được phơi dưới nắng sẽ cho vào máy rang ở nhiệt độ 80°C trong thời gian khoảng 20 phút.

Máy rang trà

Măng tây được đưa vào máy rang.Trà Măng tây sau khi được rang bằng máy có mùi rất thơm.

7.Thời gian làm nguội: Sau khi rang xong, Trà măng tây được để vào khay chờ nguội.

8.Cân – đóng gói – hút chân không: Trà măng tây được đóng gói trong bao PET 3 lớp …. Theo khối lượng tịnh là 200 gr, 100 gr, 10 gr.

Sản phẩm được đóng gói, hút chân không.Cân theo khối lượng yêu cầu : 100 gr, 200 gr, 10 gr

10. Vận chuyển đến nhà phân phối – kênh bán lẻ:
Sản phẩm được đóng gói vào thùng giấy vận chuyển đến nơi tiêu thụ.  

 

1.  Tốt cho tim mạch:  

Do rất giàu potassium (kali) nên giúp điều hòa huyết áp, do có chứa nhiều folate nên giúp tim khỏe mạnh. Măng tây chứa rất nhiều chất xơ nên có thể giải tán đám cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu. 

Hơn nữa, măng tây có chứa nhiều saponin mà saponin lại có khả năng gắn kết với cholesterol ở đường tiêu hóa. Docholesterol bị “vịn” ở đây cho nên chúng không còn có cơ hội “ngao du” trong máu. 

2. Tốt cho đường ruột: 

Măng tây chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, chất này rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Inulin cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như: Lactobacilli và Bifidobacteria. Do có nhiều chất xơ nên măng tây có tác dụng nhuận tràn 

3. Tăng cường hệ miễn dịch:  

Măng tây là nguồn giàu chất xơ và protein – hai dưỡng chất có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch. 

4. Tốt cho hệ hô hấp: 

Rễ của măng tây giúp chữa ho,khản tiếng, đau cổ họng. 

5. Chống viêm:  

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2. 

Măng tây có tác dụng chữa bệnh viêm bàng quang,ngừa sỏi thận, mật…có hợp chất chống oxy hóa, măng tím có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa hơn màu khác… 

6. Ngăn ngừa lão hóa: 

Măng tây có chứa một chất chống oxy hóa gọi là glutathione, có tác dụng bảo vệ da trước tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời. 

7. Ngăn ngừa loãng xương:  

Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K,giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương. 

Giảm cân: Là một loại thực phẩm thấp calories nên tác dụng của măng tây rất tốt trong “công cuộc”giảm cân. 

8. Tốt cho thai nhi:  

Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin cần thiết cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi. 

9. Đẹp da: 

Măng tây chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A. Đây là 2 chất kháng oxy hóa hàng đầu bảo vệ da vững vàng trước sự xâm lăng của những gốc tự do. Vitamin C còn giúp cho sự tổng hợp collagen. Collagen là một loại protein có tác dụng nâng đỡ da và ngăn ngừa sự lão hóa da. 

10. Ngăn ngừa ung thư: 

Ung thư và các chứng bệnh có liên quan sẽ được giảm thiểu nếu bạn ăn nhiều măng tây. 

Chất glutathione – một chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư – có rất nhiều trong măng tây. 

Ngoài ra, tác dụng của măng tây như thông tiểu, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau khi phụ nữ đang có kinh. 

11. Măng Tây đối với phụ nữ mang thai 

Măng tây (asparagus) là một loại thực vật dạng bụi, thân thảo, thuộc họ loa kèn, nó thường được xem là một loại “rau hoàng đế” tại các nước châu Âu bởi giàu dinh dưỡng. Ngoài các công dụng phổ biến như: phòng chống ung thư, bảo vệ hệ tim mạch, tốt cho xương khớp, giúp giảm cân, đẹp da… thì măng tây còn khá nhiều các công dụng đặc biệt nó rất tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. 

Bà bầu nên dùng măng tây thường xuyên vì trong măng tay có nhiều chất acid folic rất tốt cho sự phát triển của bé. 

Về dinh dưỡng, măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid, măng tây còn có các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: kali, magnê, canxi, sắt, kẽm… 

Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin cần thiết cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi khi trẻ ra đời. 

Phụ nữ đang thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acid folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé. Khi bé đã chào đời, măng tây cũng giúp các bà mẹ có nguồn sữa dồi dào. Ngoài ra, trong măng tây chứa nhiều nước và chất xơ rất tốt cho bà bầu bị bệnh táo bón. 

Một nghiên cứu cũng kết luận rằng không chỉ giàu axit folic, măng tây có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Các mẹ có thể chế biến được rất nhiều món cực ngon từ măng tây cho bé đổi bữa. Cây măng tây còn có khả năng ngăn ngừa được bệnh đục thủy tinh tế, giữ cho đôi mắt trẻ luôn sáng và khỏe mạnh. Măng tây xanh còn là loại thực phẩm giúp các bà mẹ lợi sữa. Có thể dùng măng tây nấu canh, súp tùy thích. Mẹ có thể sung măng tây vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu hằng ngày để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh. Cần lưu ý: Để món ăn chế biến từ măng tây được ngon nên chọn mua măng tây thật tươi (cọng nhỏ, ngắn…). Khi chế biến nên rửa thật sạch, kỹ lưỡng. Nên chẻ măng ra để nấu sẽ thấm gia vị nhiều hơn. Măng tây có thể chế biến các món: súp măng tây, măng tây xào giòn, chả măng tây, gỏi măng tây… 

12. Măng Tây đối với trẻ em 

Rất ít bậc cha mẹ biết về ích lợi của măng tây đối với bé yêu. Măng tây cực nhiều dưỡng chất, nhiều đến nỗi được mệnh danh là hoàng đế dinh dưỡng của các loại rau. Ngoài chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid, các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: kali, magnê, canxi, sắt, kẽm… giúp trẻ em phát triển trí não toàn diện. 

 

 

 

 

 


 






 

 

 

Top